215 Views
Tìm hiểu về Whitebox Testing
Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về White box Testing là gì nhé!
White box Testing là một kỹ thuật kiểm thử trong đó cấu trúc bên trong, thiết kế và mã hóa của phần mềm được kiểm tra để xác minh đầu vào-đầu ra và cải thiện thiết kế, khả năng sử dụng và bảo mật. Trong White box Testing, code được hiển thị cho người thử nghiệm, vì vậy nó còn được gọi là Clear box Testing, Open box Testing, Transparent box testing,…
Sau đây là một số ưu và nhược điểm của Whitebox Testing !
Ưu điểm của Whitebox Testing:
Tối ưu code bằng cách tìm các lỗi ẩn.
Các trường hợp kiểm thử White box có thể dễ dàng được tự Automate.
Thử nghiệm kỹ lưỡng hơn vì tất cả các code path thường được cover.
Thử nghiệm có thể bắt đầu sớm trong SDLC ngay cả khi GUI không khả dụng.
(để hiểu rõ hơn về SDLC, mời các bạn tham khảo tại đây)
Nhược điểm của Whitebox Testing:
White box Testing có thể khá phức tạp và tốn kém.
Các Developer thường ghét nó. White box Testing của nhà phát triển không chi tiết và có thể dẫn đến lỗi sản xuất.
White box Testing yêu cầu nguồn lực chuyên nghiệp với sự hiểu biết chi tiết về lập trình và triển khai.
White box Testing tốn nhiều thời gian, các ứng dụng lập trình lớn hơn cần thời gian để kiểm tra đầy đủ.
Túm cái váy lại thì White box Testing :
White box Testing có thể khá phức tạp. Sự phức tạp có liên quan nhiều đến ứng dụng đang được kiểm thử. Một ứng dụng nhỏ thực hiện một thao tác đơn giản có thể được kiểm tra hộp trắng trong vài phút, trong khi các ứng dụng lập trình lớn hơn mất nhiều ngày, nhiều tuần và thậm chí lâu hơn để kiểm tra đầy đủ.
White box Testing trong software testing nên được thực hiện trên một ứng dụng phần mềm khi nó đang được phát triển sau khi nó được viết và lặp lại sau mỗi lần sửa đổi.